ByteDance là một công ty khởi nghiệp của Trung Quốc, được định giá khoảng 75 tỷ USD và sở hữu các ứng dụng nội dung trực tuyến nổi tiếng như Tik Tok, Jinri Toutiao. Và Lido Learning là một startup công nghệ giáo dục, được thành lập vào năm 2019, có trụ sở chính tại Mumbai, Ấn Độ. Công ty này cung cấp các công cụ giảng dạy trực tuyến cho khoảng 5.000 sinh viên đang theo học thông qua các ứng dụng di động và trang web.
Dựa theo NikkeiByteDance đã có nhiều cuộc trao đổi với Lido Learning về kế hoạch đầu tư nhưng vẫn chưa công bố kết quả cuối cùng.
![]() |
ByteDance đang dần lấn sân sang lĩnh vực giáo dục trực tuyến. |
Động thái này của ByteDance xuất phát từ nhu cầu học trực tuyến do Covid-19 tăng lên, tạo ra nhiều cơ hội cho ngành giáo dục trực tuyến. Hai tuần trước, ông Chen Lin – Phó chủ tịch cấp cao của ByteDance cho biết công ty sẽ dành một khoản ngân sách lớn để tìm kiếm và đầu tư vào các startup về giáo dục trực tuyến, mặc dù khoản đầu tư này khó có khả năng sinh lời trong vòng ba năm. Kế tiếp.
Các chuyên gia cho rằng trong mảng giáo dục trực tuyến, ByteDance là “kẻ đến sau” khi nhiều công ty trong ngành như New Oriental Education và TAL Education Group đã kinh doanh từ năm 2013.
Trong khi đó, ByteDance bước chân vào lĩnh vực này vào năm 2016 với ứng dụng dạy học “một kèm một” có tên GoGoKid. Đến năm 2018, công ty này đã phát triển ứng dụng dạy học thông qua livestreaming Qingbg. Vào tháng 4, ByteDance vừa ra mắt ứng dụng GuaGuaLo English chuyên dạy tiếng Anh cho trẻ từ 2-8 tuổi và ứng dụng GuaGuaLong Mind chuyên dạy toán cho trẻ mầm non.
Theo một báo cáo của iiMedia Research, thị trường giáo dục trực tuyến ở Trung Quốc dự kiến sẽ trị giá khoảng 64 tỷ USD vào năm 2020 với khoảng 37,7 triệu người học trực tuyến. Báo cáo của iiMedia Research cũng phân tích quy mô thị trường giáo dục trực tuyến ở Trung Quốc lớn đến mức các công ty “ra đời sau” vẫn có thể thu về lợi nhuận lớn dù chỉ chiếm thị phần nhỏ.
Ông Xu Fanlei cho biết: “Thị trường này cũng đang bị phân mảnh khi các công ty lớn như New Oriental Education và TAL Education Group chỉ nắm giữ dưới 5% thị phần. – Phó chủ tịch iResearch nhận xét.
Như nhận xét của SCMPByteDance không chỉ là gã khổng lồ công nghệ duy nhất của Trung Quốc tập trung vào một phần của thị trường giáo dục trực tuyến, các công ty như Alibaba Group Holding, Tencent Holdings, Huawei Technologies cũng đang cạnh tranh với nhiều ứng dụng dạy và học. học trực tuyến khác.
Thanh Thao (dựa theo Nikkei, SCMP)