Wang Moufeng được gia đình phát hiện đã chết sau khi bị phạt uống nhiều chai rượu mạnh vì thua một trận đấu trực tiếp trên TikTok.
Wang Moufeng, 34 tuổi, đã tham gia một trận đấu “PK” trên Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, vào sáng sớm ngày 16 tháng 5 và phát trực tuyến trên tài khoản “Sanqiange” của anh ấy. Ông được người nhà phát hiện tử vong lúc 13 giờ cùng ngày.
PK là hình thức đối đầu trực tiếp giữa hai người có ảnh hưởng, trong đó họ kêu gọi người xem tặng quà và người thua cuộc thường phải chịu hình phạt. Trong trường hợp của Wang, hình phạt là uống Baijiu, một loại rượu truyền thống của Trung Quốc có nồng độ cồn từ 30-60 độ.
“Tôi không biết anh ấy đã uống bao nhiêu trước khi tôi vào. Nhưng cuối cùng, tôi thấy anh ấy đã uống hết ba chai và bắt đầu ở chai thứ tư”, Zhao, bạn của Wang, kể lại và cho biết thêm rằng trận đấu PK kết thúc lúc 1 giờ chiều ngày ngày 16 tháng 5.
Video về trận đấu PK của Wang không còn khả dụng trên nền tảng Douyin. Zhao mô tả Wang là một “người thẳng thắn và tốt bụng”. Wang cũng tham gia nhiều trận PK có rượu và đăng lên mạng xã hội. Tài khoản Sanqiange có khoảng 44.000 người theo dõi.
Grandpa Ming, một tài khoản livestream nổi tiếng trên Douyin, vào ngày 20 tháng 5 cho biết Wang đã tham gia tổng cộng 4 vòng PK.
“Ở vòng đầu tiên và vòng thứ hai, Wang phải uống một chai rượu, sau đó là hai chai rượu vang và ba lon nước tăng lực”, ông nội Ming thuật lại. “Vương không thua ở vòng thứ ba, nhưng đến vòng thứ tư, anh ấy phải uống 4 chai. Tổng cộng Vương đã uống 7 chai rượu, 3 lon nước tăng lực”.
Bài đăng về cái chết của Wang đã thu hút hàng nghìn bình luận trên Weibo. “Họ làm mọi cách để có lượt xem và quà tặng. Họ mất kiểm soát và tự làm hại mình”, một người dùng viết.
Lĩnh vực phát trực tiếp đã bùng nổ ở Trung Quốc trong những năm gần đây và nhiều người có ảnh hưởng đã sử dụng hình thức này để kinh doanh. Cái chết của Wang dự kiến sẽ làm dấy lên cuộc tranh luận xung quanh quy định phát trực tiếp của Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh cấm người dưới 16 tuổi tặng quà cho người nổi tiếng và hạn chế truy cập nhóm này sau 22h.
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc và Cục Quản lý Video và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đối với “31 hành vi của người phát trực tiếp”, bao gồm cả “khuyến khích người xem tương tác bằng ngôn từ tục tĩu hoặc kích động”. khiến người hâm mộ tấn công bằng tin đồn”.
Như Tâm (Dựa theo CNN, Indy 100)