[Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Cập nhật mới] [Mới] [Mới nhất] Người kết nối hàng nghìn gia đình ly tán

Đồng ThápMột đêm giữa năm 2024, chuông điện thoại bất ngờ reo vang, Tuấn Vỹ nhấc máy nhưng chỉ nghe thấy tiếng nghẹn ngào từ đầu dây bên kia.

Người gọi đến là ông Phạm Văn Tuấn, sống tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP HCM. Ông tìm hai người em ruột bị cho đi từ nhỏ. Gần 50 năm trôi qua, ký ức chia ly vẫn day dứt. Một bé 18 ngày tuổi, bé kia 3 tuổi rời xa gia đình trong cảnh đói khổ.

Người đàn ông 53 tuổi, cha của 5 con, đã nhiều năm tìm kiếm trong vô vọng. Tháng 8/2024, ông được giới thiệu tới kênh YouTube của Tuấn Vỹ chuyên đăng tin giúp tìm thân nhân thất lạc. Một ngày sau ông Tuấn đã có thông tin về người em trai tên Sơn được một gia đình cách đó vài chục km nhận nuôi.

“Tay chân tôi bủn rủn, tim đập thình thịch, nước mắt trào ra”, ông Tuấn nghẹn ngào khi biết tin.

Một ngày sau, ông và ông Sơn gặp nhau online. Video về cuộc đoàn tụ lan truyền mạnh mẽ, chạm đến trái tim bà Thúy (50 tuổi, ở Tiền Giang) – người linh cảm đây cũng là gia đình thất lạc của mình.

Sau kỳ nghỉ 2/9/2024, kết quả xét nghiệm ADN xác nhận bà Thúy là em ruột ông Tuấn, ông Sơn cũng nhận kết quả tương tự. Ba anh em từ An Giang, Bình Dương, TP HCM ôm nhau nức nở.

Gần nửa thế kỷ xa cách, họ cuối cùng đã tìm lại gia đình.

“Đây là cuộc đoàn tụ hy hữu, đáng nhớ nhất năm 2024. Chỉ trong thời gian ngắn, hai người em thất lạc suốt nửa thế kỷ được tìm thấy ở hai nơi khác nhau”, Tuấn Vỹ chia sẻ.


Anh Tuấn Vỹ (người cầm mic) trong ngày hội ngộ gia đình ông Tuấn, ông Sơn và bà Thủy, cuối tháng 8/2024. Ảnh:Nhân vật cung cấp

Anh Tuấn Vỹ (người cầm mic) trong ngày hội ngộ gia đình ông Tuấn, ông Sơn và bà Thủy tại huyện Bình Chánh, TP HCM cuối tháng 8/2024. Ảnh:Nhân vật cung cấp

Ông Tuấn, ông Sơn và bà Thúy là ba trong gần 1.000 người được đoàn tụ nhờ kênh “Tuấn Vỹ – Kết nối yêu thương” suốt bốn năm qua. Người đã chắp nối cho những hành trình ý nghĩa này là anh Tuấn Vỹ (tên thật Trịnh Xuân Công), sinh năm 1977, tại Đồng Tháp.

Xuất thân từ gia đình nghèo ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An, Tuấn Vỹ phải nghỉ học từ lớp 7 để phụ giúp gia đình. Anh khởi đầu với nghề mộc rồi chuyển sang quay phim đám cưới.

Năm 24 tuổi, mang theo khát khao ca hát, anh vào TP HCM theo các đoàn hát hội chợ. Bước ngoặt đến năm 2005 khi ca sĩ Giao Linh nhận anh làm học trò, mở ra cơ hội xuất hiện trên những sân khấu lớn.

Ngoài ca hát, Tuấn Vỹ tích cực làm từ thiện. Từ những buổi gây quỹ nhỏ, anh dần trở thành gương mặt quen thuộc trong các chương trình thiện nguyện.

Năm 2020, gặp một cụ già khó khăn gần nhà, anh dùng tiền cá nhân giúp đỡ và quay video kêu gọi cộng đồng chung tay. Tiếp đó, anh lặn lội khắp miền Tây rồi ra miền Trung cứu trợ bà con vùng bão lũ.

Cũng từ đây, kênh “Tuấn Vỹ – Kết nối yêu thương” ra đời, thu hút đông đảo người theo dõi và trở thành cầu nối giúp đỡ hàng trăm hoàn cảnh khó khăn khắp đất nước.

Chàng ca sĩ dòng nhạc quê hương quyết định từ bỏ ca hát, gắn bó với YouTube để trở thành nhà sáng tạo nội dung.

Năm 2021, một phụ nữ ở Huế phát hiện bộ hài cốt có thẻ bài khắc tên trên nương rẫy và nhờ Tuấn Vỹ giúp đỡ. Chỉ sau vài ngày, thân nhân đã liên lạc, đưa hài cốt về quê an táng. Câu chuyện sau đó lan tỏa mạnh mẽ, ngày càng nhiều người tìm đến Tuấn Vỹ với hy vọng tìm lại người thân.

Vài tháng sau, kênh của Tuấn Vỹ được biết đến rộng rãi hơn nhờ câu chuyện về một phụ nữ con lai sang Mỹ từ nhỏ tìm lại được mẹ ruột ở TP HCM sau 51 năm, chỉ nhờ một bức ảnh thời trẻ.

“Chứng kiến những giọt nước mắt trong cuộc đoàn tụ, tôi không ít lần phải tắt camera để khóc, sợ khán giả nhìn thấy,” Tuấn Vỹ chia sẻ.


Anh Tuấn Vỹ (áo đen, đeo kính) trong cuộc hội ngộ của hai anh em sinh đôi Nguyễn Chận và Hoàng Văn Phúc tại Phan Rang, Ninh Thuận, tháng 1/2025. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Tuấn Vỹ (áo đen, đeo kính) trong cuộc hội ngộ của hai anh em sinh đôi Nguyễn Chận và Hoàng Văn Phúc tại Phan Rang, Ninh Thuận, tháng 1/2025. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Gần bốn năm lập kênh YouTube tìm kiếm người thân miễn phí, Tuấn Vỹ chưa nghỉ ngày nào, xử lý khoảng 10 yêu cầu tìm kiếm mỗi ngày. Dù vậy, anh chỉ xem mình là người chia sẻ thông tin, còn công sức tìm kiếm, kết nối đều là của cộng đồng.

Mỗi ngày, Tuấn Vỹ tiếp nhận tin tức, gặp gỡ người cần giúp đỡ và kể lại câu chuyện trên kênh. Khi có cuộc đoàn tụ, anh luôn có mặt, trực tiếp ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc.

Với hai triệu người đăng ký kênh, có những cuộc trùng phùng diễn ra chỉ sau vài chục phút lên sóng. Gia đình ông Nguyễn Chận ở Phan Rang, Ninh Thuận là ví dụ điển hình khi tìm được người thân chỉ sau một giờ lên sóng. Năm hai tuổi, người anh song sinh của ông Chận bị đưa vào trại trẻ mồ côi vì gia cảnh khó khăn. Không biết tên anh, ông từng tìm kiếm trong vô vọng. Khi thông tin được phát sóng, hàng xóm của ông Hoàng Văn Phúc, sống tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk xem video đã sững sờ trước sự giống nhau kỳ lạ giữa ông Phúc và ông Chận. Người này lập tức liên hệ xác minh, mở ra cuộc đoàn tụ bất ngờ sau 56 năm xa cách.

Đầu tháng 1/2025, ông Phúc cùng gia đình vượt hơn 200 km về quê. Họ tiếp tục nhờ Tuấn Vỹ giúp tìm lại em út – cũng từng bị cho đi vì hoàn cảnh khó khăn – với hy vọng hoàn thành tâm nguyện dang dở của mẹ trước khi qua đời.

Gần đây nhất vào mùng 7 Tết Ất Tỵ, Tuấn Vỹ giúp một người mẹ hơn 90 tuổi ở Đà Nẵng tìm thấy con trai sau 40 năm mất tích chỉ sau vài giờ đăng tin. Người con trở về đúng lúc bà đang trong những giây phút cuối đời. Một ngày sau cuộc đoàn tụ, người mẹ ra đi khi kịp nhìn thấy con lần cuối.


Tuấn Vỹ bên vợ và hai con cùng mẹ nuôi - ca sĩ Giao Linh - người từng dìu dắt anh theo đuổi dòng nhạc bolero gần 20 năm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tuấn Vỹ bên vợ và hai con cùng mẹ nuôi – ca sĩ Giao Linh – người từng dìu dắt anh theo đuổi dòng nhạc bolero gần 20 năm. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bốn năm qua, Tuấn Vỹ đã chứng kiến nhiều cuộc đoàn tụ hạnh phúc. Nhưng bên cạnh niềm vui, anh vẫn trăn trở trước những trường hợp thiếu manh mối, khiến hành trình tìm kiếm trở nên gian nan.

Như câu chuyện của một người mẹ ở TP HCM, suốt 40 năm ròng rã tìm con trai dù bệnh viện từng báo tử nhưng chưa bao giờ thấy xác. Bà tin con mình bị cuốn vào một đường dây buôn bán trẻ em từng bị phanh phui hàng chục năm trước. Hay như một phụ nữ tên Hương ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, khóc quá nhiều trong hành trình hàng chục năm tìm gia đình đến mức bị viêm tuyến lệ, phải trải qua nhiều ca phẫu thuật.

Xót xa trước hoàn cảnh, Tuấn Vỹ hứa tặng 50 triệu đồng cho ai cung cấp đúng thông tin về thân nhân bà Hương. Anh cũng nhiều lần bỏ tiền túi hỗ trợ những người tìm thấy gia đình nhưng không đủ kinh phí về quê đoàn tụ.

“Tôi chỉ mong họ gặp lại người thân, được hưởng niềm vui đoàn tụ lúc cuối đời,” Tuấn Vỹ chia sẻ.

Guồng quay xác minh, rong ruổi khắp các tỉnh thành để kết nối người thân và sản xuất video cuốn người đàn ông này vào công việc, khiến Tuấn Vỹ gần như không còn thời gian cho gia đình. Vợ anh, chị Võ Hoàng, thường xuyên phải mang cơm lên phòng vì chồng bận rộn đến mức không kịp nghỉ tay.

Tuấn Vỹ biết ơn vợ – người âm thầm gánh vác gia đình, làm điểm tựa để anh theo đuổi sứ mệnh. Những lời hứa đưa vợ con đi chơi cứ lặp lại rồi lỡ hẹn, nhưng chị Hoàng vẫn chưa một lần trách móc, luôn đồng hành bên chồng.

“Chúng tôi đều tìm thấy hạnh phúc trong niềm vui đoàn tụ của người khác”, người vợ nói.

Hải Hiền

Viết một bình luận