Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc và lý trí là những yếu tố để quảng cáo luôn có sức mạnh lay động trái tim của người xem và khơi dậy cảm giác muốn hành động. Hãy cùng khám phá 23 phương pháp quảng cáo hấp dẫn được các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới sử dụng để thu hút sự chú ý của người xem và tăng độ nhận diện tích cực trong mắt công chúng.
1. Sự thu hút mang tính cá nhân
Quảng cáo in này của thương hiệu dao cạo Gillette sử dụng các phương tiện truyền thông hỗn hợp để thu hút sự chú ý của người xem, đặc biệt kích thích mối quan tâm cá nhân của các ông bố. Quảng cáo nêu rõ một nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp xúc da kề da đối với trẻ sơ sinh, đồng thời đặt câu hỏi về loại lớp dao cạo mịn đến độ hoàn hảo mà thương hiệu chia sẻ. Mặc dù quảng cáo hướng đến những người mới làm cha nhưng những người chưa có con vẫn sẽ thấu hiểu được thông điệp.
2 . Sự thu hút mang tính xã hội
Chúng ta thường được tạo động lực bởi những gì người khác đang làm. Quảng cáo này của IKEA có sự đề cập rõ ràng đến chương trình truyền hình cực kỳ nổi tiếng Game of Thrones. Năm nay, nhà thiết kế trang phục chính của chương trình đã tiết lộ một sự thật bất ngờ: Áo choàng của Jon Snow được làm từ những tấm thảm IKEA có giá cả phải chăng. Quảng cáo đã đánh trúng tâm lý của những người tiêu dùng muốn cảm thấy mình là một phần của thứ gì. Bởi ngay cả Game of Thrones cũng cố gắng duy trì ngân sách bằng cách mua sắm tại IKEA, giống như bao người bình thường khác.
3. Sự thu hút đến từ khiếu hài hước
Sự hài hước có thể mang đến cơ hội vàng cho một quảng cáo tầm thường và không mấy được kỳ vọng. Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là sự hài hước cũng có thể tiềm ẩn rủi ro. Do đó, các doanh nghiệp thực sự phải hiểu rõ bản thân và khán giả của mình trước khi cam kết thực hiện điều gì đó dễ gây hiểu lầm và sự chú ý tiêu cực. Nhà mạng Virgin Mobile đã vượt qua mọi giới hạn bằng những trò đùa mang tính tình dục và sự hài hước trên xe buýt “Thời đại của sự lăng nhăng đã đến rồi đây” chính là cách quảng cáo của họ.
4. Sự thu hút đến từ nỗi sợ hãi
Bằng cách sử dụng hình ảnh mạnh mẽ, quảng cáo có thể gợi lên những nỗi sợ hãi tiềm ẩn của cá nhân mỗi người xem, hoặc khơi dậy cảm giác mất mát. Trong quảng cáo đồ họa này, nỗi sợ mất đi thứ gì đó tuyệt vời có thể thúc đẩy mọi người nâng cao nhận thức, bắt tay vào hành động và giúp cứu rừng.
5. Sự thu hút đến từ vẻ quyến rũ
Việc sử dụng những người mẫu quyến rũ xuất phát từ lý do những bức ảnh chụp sản phẩm “gợi cảm” sẽ khiến người xem cảm thấy phấn khích hơn. Từ Victoria’s Secret đến Hardees, các thương hiệu đều sử dụng sự hấp dẫn giới tính một cách không hề nao núng để phục vụ mục đích bán sản phẩm và dịch vụ của mình. Tuy nhiên, để tránh lạm dụng yếu tố này trong quảng cáo, các công ty như Hardees đã thay đổi hướng đi bằng chiến dịch “Thực phẩm không phải ngực”.
Các thương hiệu như Calvin Klein và Levi Jeans, tập trung vào vẻ gợi cảm mang tính cơ bản hơn để thể hiện giá trị sản phẩm của họ. Điều này hợp lý hơn việc cố gắng bán đồ ăn nhanh quyến rũ.
6. Sự thu hút mang tính lãng mạn
Cảm giác lãng mạn có thể đưa con người trở lại khoảnh khắc hoài niệm và gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ. Không chỉ là các mối quan hệ, sự lãng mạn còn xuất phát từ cảm giác mạnh mẽ, đầy cảm hứng và lý tưởng hóa.
Quảng cáo của Lowe có thể thu hút người xem khi thể hiện một mối quan hệ lãng mạn thông thường, nhưng chính nỗi nhớ ngọt ngào của hai người yêu nhau thời thơ ấu mới thực sự thu hút người xem vào cốt truyện và giá trị mà sản phẩm của Lowe mang lại: Đừng chỉ sửa nhà, hãy xây nhà.
7. Sự thu hút đến từ sự chứng thực
Nhiều vận động viên, diễn viên chuyên nghiệp và người nổi tiếng có nhiệm vụ thúc đẩy sản phẩm nhưng không nhất thiết phải là một phần quan trọng của sản phẩm đó. Dù vậy, ta vẫn có thể cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại. Dù không liên quan nhiều đến quy trình sản xuất bia của Jim Beam nhưng diễn viên Mila Kunis vẫn là người ủng hộ mạnh mẽ sản phẩm. Xinh đẹp và quen thuộc với rượu whisky, nữ diễn viên này đã đặt dấu ấn của mình vào thương hiệu mà không cần tham gia trực tiếp vào ngành này.
Những người nổi tiếng, vận động viên và những người có tên tuổi được sử dụng khá thường xuyên để chứng thực và tăng độ phổ biến cho các sản phẩm dù họ có ít sự sáng tạo hoặc kiến thức về ngành. Thế giới quảng cáo (hoặc thế giới đồ thể thao) có thể không bao giờ quên cách Joe Namath ủng hộ chiếc quần lót mà anh thừa nhận là không sử dụng.
8. Sự thu hút đến từ thanh thiếu niên
Chẳng ai muốn già đi và cảm thấy mình đang già đi. Trong quảng cáo Snickers này, nhân vật chính đang phải chịu đựng tuổi già, đau khổ và cáu kỉnh vì đói. Bên cạnh những người muốn duy trì sự trẻ trung, năng động, quảng cáo còn thu hút khán giả lớn tuổi bằng cách thể hiện sự tương phản. Đồng thời, Snickers một lần nữa khiến bạn cảm thấy trẻ trung và tràn đầy năng lượng khi giải quyết cơn đói của người xem.
Đối với các quảng cáo cung cấp thuốc dành cho người lớn tuổi, tã lót người lớn, máy trợ thính, răng giả, nút gọi khẩn cấp, trung tâm sinh hoạt cộng đồng và các sản phẩm hoặc dịch vụ khác dành cho người cao tuổi,… sự xuất hiện của giới trẻ luôn mang đến yếu tố hấp dẫn đặc biệt.
9. Sự thu hút mang tính phổ biến
Khi bộ phim Baywatch chuẩn bị ra mắt, một loại hình marathon đặc biệt (0,3km) đã được đặt ở chế độ quay chậm. Ý tưởng của việc tất cả mọi người di chuyển chậm và đột ngột về đích đã khiến một lượng lớn đám đông ngay lập tức tham dự và hào hứng với màn tái hợp này. Sự hấp dẫn trong quảng cáo này thường là lý do khiến các công ty phải sản xuất tài liệu quảng cáo như bút, miếng dán cản hoặc dây buộc móc khóa. Các công ty thường đặt logo của họ trên khắp quần áo hoặc các sản phẩm dùng một lần (như cốc cà phê Starbucks). Qua đó giới thiệu và tăng độ phổ biến của sản phẩm.
10. Sự thu hút mang yếu tố âm nhạc
Âm nhạc có thể tạo ra hoặc phá vỡ một quảng cáo nào đó bằng cách thiết lập giai điệu và tâm trạng nhanh như trên ảnh. Âm nhạc vui nhộn trong quảng cáo truyền hình này của Kohler đã mang lại nguồn năng lượng vui vẻ mà chỉ màu sắc tươi sáng và chuyển cảnh quay nhanh sẽ không thể đạt được. Âm nhạc khiến người dùng cảm thấy phấn khích và có hứng tưởng tượng xem sản phẩm của thương hiệu có thể giúp ích gì trong cuộc sống của mình, khuyến khích đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
11. Sự thu hút đến từ các cuộc phiêu lưu
Thương hiệu Jeep từ lâu đã lồng ghép yếu tố phiêu lưu như một phần quan trọng trong thương hiệu của họ. Những quảng cáo như thế này khuyến khích người xem tham gia với tư cách là thành viên của câu lạc bộ, tạo cơ hội cho họ trải nghiệm điều gì đó mới mẻ và thú vị.
12. Sự thu hút đến từ sự thông cảm
Khả năng truyền tải thông điệp có thể phụ thuộc vào việc khiến ai đó thấy được vấn đề mà họ thực sự chưa bao giờ phải đối mặt. Một số thương hiệu và các quảng cáo dịch vụ công đều phụ thuộc vào khả năng gợi lên sự đồng cảm và thấu hiểu ở đối tượng mục tiêu. Điều đó đã được thực hiện trong quảng cáo của Tổ chức Safe at home (An toàn tại nhà). Sự đồng cảm giúp mọi người hình dung vấn đề theo cách riêng của mình để họ có thể hiểu được hậu quả có thể xảy ra đối với người khác.
13. Sự thu hút mang tính tiềm năng
Mục đích chính của phương pháp quảng cáo này là lan tỏa cảm giác được trao quyền để biến giấc mơ thành hiện thực. Quảng cáo trên đây đã thể hiện rõ Lego giúp trẻ em tưởng tượng, giải quyết vấn đề và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn. Đây là một phần của chiến dịch bao gồm hình ảnh người lính cứu hỏa và ngôi sao nhạc rock trong quảng cáo được đặt tại các trường học, sân chơi và bảo tàng chiến lược nơi các bậc cha mẹ thường xuyên đưa con đi học.
14. Sự thu hút đến từ các thương hiệu
Starbucks là một ví dụ điển hình về sự thu hút thương hiệu trong mắt đại chúng, cùng với đó là một vài tên tuổi xa xỉ như Dior hay Jimmy Choo,… Khách hàng thường trả tiền để trở thành một phần của thương hiệu, khiến họ cảm thấy có địa vị và giá trị nhất định. Thông thường, chúng ta có thể mua những sản phẩm này với giá thấp hơn nhiều nếu chúng là mặt hàng phổ thông. Nhưng sức hấp dẫn của thương hiệu cho phép tăng thêm chi phí thông qua quy trình đóng gói, ghi nhãn và các yếu tố khác không liên quan gì đến chất lượng hoặc chủng loại sản phẩm.
Dù nhiều fan cà phê “chân chính” phàn nàn rằng cà phê Starbucks có mùi vị khó chịu, nhưng công ty này vẫn có thể tính phí nhiều hơn bằng cách cung cấp đa dạng lựa chọn đồ uống, xây dựng thương hiệu chất lượng và môi trường thoải mái với Wi-Fi miễn phí.
15. Cung cấp giải pháp cho vấn đề
Động lực mạnh mẽ nhất thường xuất hiện khi ta gặp phải một vấn đề gây ra nhiều nỗi đau và cần được giải quyết. Trong quảng cáo này của IKEA, nỗi đau của người xem được thể hiện rõ ràng bằng cách thể hiện nhu cầu cấp thiết của họ về một chiếc kệ. Thay vì tập trung vào sản phẩm họ đang bán, IKEA tập trung vào giải pháp họ cung cấp. Các thương hiệu có thể bán hàng một cách hiệu quả chỉ bằng cách xác định được vấn đề mà họ có thể giải quyết.
16. Sự thu hút đến từ sự khan hiếm
Coke đã tăng sức hấp dẫn cho thương hiệu của mình bằng một chiến dịch có thời gian giới hạn nhằm cá nhân hóa các chai bằng tên và chức danh. Mọi người đổ xô đi tìm tên của người thân, bạn bè để lưu giữ, chụp ảnh hoặc làm quà. Trong khi sự khan hiếm là một phần của sự hấp dẫn, Coke đã tiến thêm một bước nữa cho chiến dịch này bằng cách cho phép khách hàng cá nhân hóa chai Coke của riêng mình, thậm chí tìm kiếm trang web để xem tên của họ ở đâu trên chai. Sự khan hiếm làm tăng cảm giác về giá trị và khiến khách hàng trở nên bốc đồng hơn khi đưa ra quyết định mua hàng.
17. Sự thu hút mang tính chứng thực
Khi nói về lời chứng thực, bạn có thể nghĩ đến một video truyền thống quay cảnh mọi người đánh giá cao thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, vẫn có những cách để khiến quảng cáo trở nên sáng tạo và hấp dẫn hơn. Doritos đã tổ chức một cuộc thi cho vị trí quảng cáo Superbowl của mình trong 10 năm liên tiếp để làm nổi bật tình yêu của người hâm mộ. Không chỉ khiến mọi người có động lực tương tác với thương hiệu, cuộc thi còn thể hiện giá trị của sản phẩm theo cách độc đáo. Chiến dịch “What Do You Do for A Klondike Bar?” đã mở ra sự tương tác tương tự vào lời kêu gọi chứng thực.
18. Sự thu hút mang tính đối lập
Bạn cũng có thể nêu bật những điểm khác biệt của thương hiệu bằng cách so sánh giữa sản phẩm của bạn và đối thủ cạnh tranh hoặc đặt câu hỏi cuộc sống sẽ ra sao nếu không có sản phẩm của bạn. Trong quảng cáo này của IKEA, ta thấy rõ sự tương phản giữa những người “đập hộp” ban công của mình bằng những sản phẩm của IKEA và những người hàng xóm xung quanh chúng. Sự tương phản rõ rệt này tạo ra sức hấp dẫn mãnh liệt để thể hiện phong cách cá nhân và tạo ra một không gian sống không ai có được.
Chính sự tương phản là một minh chứng cho thấy thương hiệu của bạn ở một hoặc hai cấp độ cao hơn so với các thương hiệu khác.
19. Sự thu hút đến từ địa vị
Mục đích của quảng cáo này là giúp người xem xác định được sản phẩm nào phù hợp với địa vị và đẳng cấp của mình. Các căn hộ, cửa hàng nội thất, thương hiệu thời trang và nhiều công ty khác cũng dựa vào mức độ địa vị để thu hút người tiêu dùng quan tâm đến vị trí của mình và cách họ được nhìn nhận như thế nào trong xã hội.
20 . Sự thu hút đến từ số liệu thống kê
Điều gì xảy ra khi nam chính đứng vào vị trí của phụ nữ? Quảng cáo thông minh này biến Mark Zuckerberg, Bill Gates và Carlos Slim thành phiên bản nữ của chính họ, gồm: Marla Zuckerberg, Billie Gates và Carla Slim. Thông điệp của quảng cáo bắt nguồn từ số liệu thống kê làm nổi bật sự bất bình đẳng về tiền lương giữa các giới tính. Việc sử dụng bằng chứng và số liệu thống kê có thể thu hút người xem một cách hợp lý hơn mà không để lại bất cứ nghi ngờ, thắc mắc nào.
21. Sự thu hút đến từ yếu tố thẩm mỹ
Thẩm mỹ là yếu tố quan trọng khi khách hàng lựa chọn “xuống tiền” cho bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào.
Ví dụ: Ảnh chụp sản phẩm phải có đủ ánh sáng để khách hàng so sánh và lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình. Quảng cáo này của West Elm có độ thẩm mỹ cao trong mọi chi tiết, hoàn hảo từ cách dàn dựng, chiếu sáng đến trang bị phụ kiện,… Những bức ảnh đẹp giúp người tiêu dùng nhìn thấy toàn bộ tiềm năng của một mặt hàng.
Nhiều thương hiệu thời trang lớn sử dụng hình ảnh của người mẫu đẹp được Photoshop để làm nổi bật sản phẩm mà tập trung sự chú ý của khách hàng đến những khuyết điểm của con người. Với việc chụp ảnh món ăn, người ta thường chụp theo cách hấp dẫn nhất có thể để tăng mức độ mong muốn về sản phẩm mà không cần đưa ra mẫu thực tế.
22. Sự thu hút mang tính minh bạch, rõ ràng
Không phải mọi thứ về thương hiệu của bạn đều hoàn hảo. Nhưng sự minh bạch có thể thu hút khách hàng vì nó mang đến tính chân thực cho thương hiệu. Volkswagen đã thu hút sự chú ý của người dân tại Hà Lan khi họ trình bày những sai sót trên một trong những mẫu xe của mình để quảng cáo cho một mẫu xe mới. Các pha đóng thế được treo phía sau xe để cho thấy không gian bổ sung mà chiếc Tiguan Allspace mới có thể cung cấp.
23. Sự thu hút mang tính tự nhiên
Tính chân thực trong thông điệp có khả năng kết nối mọi người. Trong quảng cáo in này của Lane Bryant, những kỳ vọng chung về cái đẹp hoàn mỹ đã bị bỏ qua. “I’m No Angel” là một chiến dịch đi ngược lại mọi điều mà Victoria’s Secret đã xây dựng với các chương trình và dòng sản phẩm trên sàn diễn VS Angel. Các thương hiệu mỹ phẩm – thời trang có thể nhận được nhiều sự chú ý nếu tập trung vào thực tế và ít hứa hẹn về sự hoàn hảo, giống như cách Dove đã làm với chiến dịch “Real Beauty”. Khán giả dường như đã quen với việc chỉnh sửa ảnh, nên họ càng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi một bức ảnh kém hoàn hảo.